Nghiệp vụ huấn luyện


Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công hệ thống điện tòa nhà cao tầng

hệ thống chiếu sáng trong tòa nhà

1. Các bước thi công:

1.1. Công tác chuẩn bị

  1. Trước khi tổ chức thi công phải khẳng định chắc chắn rằng các mặt bằng thi công phải được bàn giao một cách triệt để và đầy đủ điều kiện cho việc thi công phần việc về điện.
  2. Kỹ sư giám sát chịu trách nhiệm về kỹ thuật trên cơ sở bản vẽ thiết kế cần đo đạc thực tế tại công trường, phối hợp với bản vẽ thiết kế thi công của các phần việc khác lên kế hoạch lập bản vẽ triển khai thi công.
  3. Triển khai các bản vẽ thi công & các bản vẽ chi tiết lắp đặt, trình lên Ban Điều Hành Dự An, kỹ sư A giám sát trực tiếp duyệt và chủ đầu tư để duyệt, đồng thời làm cơ sở cho việc lắp đặt kiểm tra và nghiệm thu khối lượng công việc sau này.
  4. Dựa trên các bản vẽ triển khai thi công đã được duyệt, đơn vị thi công tiến hành làm các công việc như sau:
  • Lập bảng khối lượng công việc cụ thể giao nhiệm vụ cho các tổ đội thi công.
  • Lập các phiếu khối lượng vật tư, thiết bị cần thiết và kế hoạch cung cấp vật tư phục vụ cho thi công, trình lên phòng dự án thi công & phòng vật tư.
  • Lập phiếu yêu cầu kèm theo các bản vẽ chi tiết gia công cơ khí chuyển về xưởng cơ khí để gia công.
  • Xưởng gia công cơ khí sẽ gia công các chi tiết cơ khí theo phiếu yêu cầu của kỹ sư giám sát công trường.
  • Lập hồ sơ số lượng, qui cách & tiến độ giao nhận các tủ điện để gởi đến nhà cung cấp chế tạo tủ điện.
  • Đơn vị thi công phải báo cáo cho TVGS & ĐHDA về kết quả trả lời từ nhà cung cấp tủ điện để kịp thời giải quyết các vướng mắc nếu có.
  • Trước khi vận chuyển các chi tiết ra công trình phải mời TVGS & ĐHDA đến kiểm tra tại xưởng cơ khí & xưởng chế tạo tủ điện để tránh tình trạng chậm trể tiến độ.
  • Đội lắp đặt tại công trường sẽ chuẩn bị mặt bằng, kho bãi, giàn giáo. Vạch tuyến, lắp đặt các hộp gỗ, ống để chừa lỗ xuyên sàn BTCT, theo dõi tiến độ xây tường gạch để định vị các lỗ chờ xuyên tường cho các các cable tray, trunking đi qua đảm bảo cho việc lắp đặt thi công sau này được thuận lợi dễ dàng, tránh gây những phát sinh không cần thiết.
  • Vận chuyển các vật tư thiết bị phục vụ cho thi công đến công trường, tiến hành Nghiệm Thu Vật Tư, Thiết Bị Đến Công Trường trước khi cho lắp đặt.
  • Tiến hành phân loại công việc, chuẩn bị vật tư, lắp đặt các giá đỡ, cụ thể hoá các biện pháp an toàn chuẩn bị cho thi công.
  • Lập bảng tiến độ tổng. Lập bảng tiến độ thi công cho từng giai đoạn. Trình lên Ban Điều Hành Dự An, Giám Sát A & Chủ Đầu Tư phê duyệt.
  • Lập bảng tiến độ công việc cho từng khu vực và chi tiết cho từng ngày, số lượng công nhân & giám sát kỹ thuật, báo cáo công việc cho Ban Điều Hành Dự An & giám sát A trong các buổi họp giao ban.
  • Chuẩn bị các yêu cầu về vật tư phụ, dụng cụ thi công, nhân lực cho từng ngày để đăng ký với Quản Lí Dự An.
  • Tất cả các vật tư nếu cần nhập hàng từ nước ngoài phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ liên quan để trình duyệt bởi các cơ quan chức năng sớm, nhập hàng về đúng tiến độ, không để tình trạng đến khi gần kết thúc công trình mới báo cáo để yêu cầu TVGS, ĐHDA & thiết kế thay đổi chủng loại.

1.2. Công tác lắp đặt  tủ phân phối điện, bảng điện phân phối

  • Các tủ phân phối hạ thế chính, các bảng điện được chế tạo theo đúng các bản vẽ được phê duyệt và theo tiêu chuẩn kỹ thuật IEC 439-1 do nhà máy sản xuất áp dụng. Các tủ bảng điện đều có biên bản nghiệm thu kỹ thuật trước khi xuất xưởng. Được lắp đúng vị trí được chỉ định theo bản vẽ trừ khi có sự thay đổi theo yêu cầu thực tế từ Chủ Đầu tư.
  • Tủ điện chính MDB-B được đặt trên bệ BTCT mác 150 cao 120mm, cố định bằng tắc kê sắt hoặc bu-blockng giãn nỡ (expansion bolt). Phía trước tủ điện MDB-B phải trải 1 tấm cao su cách điện dày 6mm, dài bằng tủ điện & rộng 1m.
  • Tủ điện gắn trên tường được chế tạo có các bát treo chắc chắn, gắn cố định bằng bublockng giãn nở hoặc công-xôn.
  • Các thiết bị trong các tủ điện được bố trí hợp lý cho thao tác, được dán nhãn tên hoặc đánh số. Các cầu dao ngắt điện tự động (MCCB, MCB) được ghi rõ tên phụ tải mà nó có nhiệm vụ bảo vệ  đèn, ổ cắm, …
  • Các dây dẫn sau khi kéo về tủ điện đều được làm dấu theo tên hoặc đánh số để tránh nhầm lẫn trong công tác đấu nối về sau.

1.3. Công tác lắp đặt  ống, hộp kéo dây trung gian, máng cáp

  • Ong, hộp nhựa PVC sẽ phải sử dụng chủng loại đã được duyệt, gắn đúng theo bản vẽ thi công. Các ống luồn PVC được uốn bởi lò xo chuyên dùng, góc uốn lớn hơn hoặc bằng 900 & bán kính cong không nhỏ hôn lần đường kinh ống để dễ dàng cho việc kéo dây sau này. Ống được cắt nhẵn và làm sạch lớp cặn bám bên trong, nhất là ở các đoạn nối ống. Xử dụng đầu nối và khớp nối ống chuyên dụng để liên kết giữa ống và hộp kéo dây trung gian.
  • Ong nhựa dùng kéo dây điện lắp đặt nổi trên trần giả, phải sơn vạch tròn quanh ống dài 100mm, màu cam cách khoảng từ 1.5m đến 2.0m để phân biệt với các hệ thống ống khác.
  • Dùng ống nhựa mềm (flexible conduit) để đi dây từ hộp kéo dây trung gian đến các thiết bị như đèn, quạt các loại.
  • Không sử dụng các ống nhựa mềm (flexible conduit) để đi âm sàn & âm tường với bất kỳ lý do gì.
  • Các ống và hộp nối đặt ngầm trong bêtông phải theo sát công việc của nhà thầu xây dựng, ngay sau khi xây dựng hoàn tất công tác lắp cốt thép, công tác đặt ống ngầm và hộp kéo dây trung gian phải tiến hành ngay và được cố định bằng đinh và kẽm buộc để tránh bị dịch chuyển sau khi đổ bêtông. Các hộp kéo dây trung gian còn phải được làm kín mặt tiếp xúc với cốt-pha sàn bằng mốp độn bên trong và băng keo trong nhiều lớp, tránh bị bê-tông len vào làm bít kín. Sau khi hoàn tất, giám sát kỹ thuật phải nghiệm thu và báo cho đơn vị xây dựng tiến hành đổ bê-tông. Phải bố trí công nhân trực khi đỗ bê tông để kịp thời sửa chữa những hư hỏng ống xảy ra.
  • Cable tray, trunking & các fittings sử dụng là loại gia công sẵn ở xưởng, chiều dài tiêu chuẩn là 2.4m, có nắp đậy. Vật liệu & cách lắp đặt theo mục I-3 phần trên.
  • Các cable tray & cable ladder xuyên tầng được lắp trên giá đỡ bằng thép hinh C63 hoặc thép góc V50x50x5 hàn điện thành khung chắc chắn, toàn bộ được sơn 2 lớp chống sét & 1 lớp sơn bạc hoàn thiện để đảm bảo độ bền sử dụng. Khung giá đỡ được cố định bằng bulong betong M12 nếu vị trí là dầm BTCT & ty Þ12 khoan xuyên tường nếu là tường gạch đã được tô hoàn thiện. Khoảng cách các giá đỡ không lớn hơn 1.5m.

chiếu sáng tòa nhà

1.4.   Công tác lắp đặt cáp động lực, dây dẫn

1.4.1. Lắp đặt cáp động lực:

  1. Cáp động lực cấp nguồn từ sau tủ điện trạm biến áp đến tủ phân phối chính MDB-B được luồn trong ống PVC trong mương cáp & trên cable tray theo thiết kế. Chú ý khi xếp cáp phải xếp theo nguyên tắc khử bớt các hiện tượng hổ cảm cũng như tự cảm giữa các dây cáp với nhau, tránh hiện tượng các dây cáp  trong cùng 1 pha nhưng mang dòng tải quá khác nhau. Việc bố trí mương cáp cho các tuyến cáp động lực phải phối hợp với đơn vị thi công xây lắp để triển khai đồng bộ, tránh gây lãng phí. Các đoạn ống PVC Þ150 cong 900 phải sử dụng co có bán kính cong không nhỏ hơn 6 lần đường kính ống.
  2. Khi ống xuyên vắch tầng hầm cần phải có biện pháp chống thấm như đặt các cánh chắn nước quanh ống bảo hộ với đường kính bằng 1.5 lần đường kính ống.
  3. Cáp cấp nguồn từ tủ điện MDB-B đến các tủ phân phối phụ được rải trên cable ladder theo thiết kế.
  4. Cáp động lực đi trên cbale tray chỉ được xếp 1 lớp và được cố định chắc chắn bằng dây đai ôm bằng nhựa.
  5. Cáp động lực có tiết điện từ 10mm² trở lên khi đấu nối vào các thiết bị phải dùng các đầu coss động lực cho chắc chắn và tránh trường hợp tiếp xúc không tốt gây sự cố sau này.
  6. Sau khi kéo rải cáp, tiến hành đo cách điện toàn bộ các tuyến sao cho thoả các điều kiện sau:
  • Đo tính liên tục (continuous) bằng VOM.
  • Điện trở cách điện giửa các pha, pha với trung tính, pha với đất & trung tính với đất có trị số không nhỏ hơn 20MW bằng đồng hồ meger ở thang đo 1000V.
  • Các công việc trên phải có sự giám sát & xác nhận của TVGS A.
  • Các tuyến cáp đạt các yêu cầu trên mới tiến hành xử lý đầu cuối, ép đầu coss và đấu nối vào áptômát bảo vệ hoặc hộp đấu nối của thiết bị. Trường hợp tuyến cáp nào không đạt, phải tìm nguyên nhân và báo cáo Ban quản lý dự án tìm hướng giải quyết.

1.4.2. Dây dẫn đến đèn và dây điều khiển:

  1. Các dây dẫn âm tường hoặc sàn được luồn vào trong các ống ngầm đặt sẵn nhờ một loại dây mồi chuyên dùng.
  2. Cáp ngầm cho hệ thống chiếu sáng ngoài nhà sử dụng loại cáp theo thiết kế, được luồn vào ống bảo vệ PVC trong mương cáp. Việc thi công cáp ngầm thực hiện đúng quy phạm chôn cáp ngầm.
  3. Dây dẫn chỉ rẽ dây tại thiết bị, không được nối dây vì bất kỳ lý do gì. Vì trong công trình không có khoảng cách giữa hai điểm lắp đặt thiết bị lớn hơn chiều dài danh định của cuộn dây (thông thường là 100m).
  4. Dây dẫn từ tủ chiếu sáng, động lực đến các dãy đèn, công tắc & ổ cắm trong mỗi tầng được đi trong ống PVC/ trunking có nắp che bảo vệ. Sau đó đi đến các dãy đèn bằng ống PVC. Khi nối ống PVC vào trung kinh dùng adaptor nhựa gắn cố định nhằm tránh làm hỏng lớp cách điện.
  5. Dây dẫn dùng cho đèn không nhỏ hơn 1.5mm² và dùng cho ổ cắm không cho nhỏ hơn 2.5mm² .
  6. Dây điện trong cùng một tuyến đến các thiết bị, cố gắng không cắt rời mà chỉ bóc lớp vỏ cách điện để đấu vào các terminal của thiết bị để bảo đảm tính liên tục của dây dẫn trong khi kiểm tra đo đạt & vận hành.
  7. Sau khi kéo dây, tiến hành đo cách điện toàn bộ các tuyến sao cho thoả các điều kiện sau:
  • Đo tính liên tục (continuous) bằng VOM.
  • Điện trở cách điện giửa pha với trung tính, pha với đất & trung tính với đất có trị số không nhỏ hơn 2MW bằng đồng hồ meger ở thang đo 1000V.
  • Các công việc trên phải có sự giám sát & xác nhận của TVGS A.
  • Các tuyến dây đạt các yêu cầu trên mới tiến hành đấu nối vào các MCB bảo vệ và các terminal của thiết bị. Trường hợp tuyến dây nào không đạt, phải thay dây mới.

1.5. Công tác lắp đặt đèn, công tắc, ổ cắm

  • Các công tác trên chỉ  thực hiện lắp đặt sau khi công tác hoàn thiện bề mặt tường & trần hoàn tất bởi nhà thầu xây dựng nhằm tránh hư hỏng thiết bị.
  • Khi thi công lắp đặt thiết bị trong giai đoạn này, các công nhân cần phải được trang bị găng tay trắng sạch để tránh làm bẩn trhiết bị cũng như tường, trần đã sơn hoàn thiện.
  • Đèn chiếu sáng cho toà nhà đa số là loại lắp đặt âm trần hơn nữa vị trí các đèn âm trần trên bản vẽ điện chỉ mang tính tương đối nên công tác lắp đặt như định vị, mở lỗ phải theo đúng mặt bằng trần kiến trúc.
  • Các đèn huỳnh quang lắp đặt nổi trong các khu vực như tầng hầm, cầu thang, phòng tổng đài,…phải được lắp đặt một cách cân xứng theo mặt bằng sàn và các dầm BTCT.
  • Các công tắc và ổ cắm được bề mặt công tắc, ổ cắm. Trong trường hợp có yêu cầu cụ thể hoặc phải lắp trước khi hoàn thiện công tác sơn nước thì phải bảo vệ bề mặt công tắc, ổ cắm bằng một lớp băng keo giấy hoặc nilon bảo vệ.
  • Các ổ cắm được kiểm tra việc đấu nối, chạm đất bằng cách đóng thử điện nguồn của từng tuyến bằng thiết bị “TESTER PLUG”.

1.6. Công tác đấu nối, đo đạc thông số và vận hành hệ thống 0.4KV

Khi đóng điện, đơn vị thi công sẽ thực hiện với sự chứng nhận của đại điện chủ đầu tư, chủ nhiệm điều hành dự án & tư vấn giám sát, công việc trình tự theo các bước sau:

1.6.1. Phần nguồn cấp:

  • B01: Khi trạm biến áp được đóng điện bởi công ty điện lực, kiểm tra & đo lại lần cuối việc cách điện các tuyến cáp, có sự nhầm lẫn giữa các dây cáp trong 1 pha với các pha khác không, ngắt tất cả các MCB, MCCB của các tủ điện trước khi tiếp nhận nguồn điện.
  • B02: Đóng MCCB từ tủ điện trạm biến áp.
  • B03 :Đo thứ tự pha tại đầu vào cáp của tủ điện MDB bằng đồng hồ đo thứ tự pha.
  • B04 : Đo điện áp pha, dây có đạt giá trị 220÷230V/380÷400V không.
  • B05 : đóng điện lần lược các MCCB khối, đồng thời đo điện áp & thứ tự pha tại các tủ điện tầng, tủ điện cấp nguồn các bơm nước, thang máy, quạt điều áp, …
  • B06 : thực hiện các B05 cho các nguồn cấp từ tủ điện tầng đến các tủ điện khu vực.
  • B07 : Set up các bộ bảo vệ chống chạm đất, quá dòng, quá áp, thấp áp. Kiểm tra các bộ điều khiển tụ bù, cắt sét có hoạt động không.
  • Trong quá trình thực hiện các công việc trên nếu bước nào không thoả, phải ngắt nguồn cấp trước đó để kiểm tra & sửa chữa (nếu có).
  • Lập biên bản nghiệm thu việc đóng điện nguồn.

1.6.2. Đóng điện cho thiết bị:

1.6.2.1. Đóng điện cho hệ thống chiếu sáng & ổ cắm

Sau khi các tủ điện tầng & các tủ điện khu vực đã được đóng điện hoàn tất, các công tắc phải ở vị trí mở, thực hiện đóng điện theo các bước sau:

  • B11 : đóng từng MCB cấp nguồn cho các tuyến đèn, bật công tắt các dãy đèn, đèn không sáng hoặc khởi động sáng chậm, phải ghi nhận & tìm nguyên nhân để sửa chữa hoặc thay thế.
  • B12 : đóng từng MCB cấp nguồn cho các tuyến ổ cắm, đo điện áp cùa các ổ cắm có đạt giá trị 220V không.
  • Do các tủ điện được bảo vệ bằng các thiết bị chống rò có độ nhạy cao nên thời gian đóng điện cho các thiết bị chiếu sáng tối thiểu là 8 giờ.

1.6.2.2. Đóng điện cho các tủ điện động lực

Phần này đơn vị thi công chỉ đo điện áp & thứ tự pha rồi bàn giao nguồn cho các bộ phận liên quan.

  • Lập biên bản nghiệm thu chạy thử hệ thống liên động không tải.
  • Lập biên bản nghiệm thu chạy thử hệ thống liên động có tải.
  • Hướng dẫn chi tiết cách bảo trì & vận hành hệ thống điện cho người có trách nhiệm bảo trì của đơn vị thụ hưởng, nghiệm thu, bàn giao.

đèn led chiếu sáng tòa nhà

2. Công tác kiểm tra, giám sát tiến độ và nghiệm thu:

2.1. Công tác kiểm tra và biện pháp đảm bảo chất lượng công trình

  • Toàn bộ các vật tư và thiết bị sử dụng tại công trường được kiểm tra theo đúng yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật như trong hồ sơ mời thầu, dự thầu & thắng thầu.
  • Các chủng loại vật tư thiết bị cung cấp tại công trường phải mới 100% và phải được ĐHDA & TVGS A chấp nhận theo đúng mẫu đã trình.
  • Tuân thủ mọi điều khoản trong hợp đồng, tuân thủ các tiêu chuẩn qui phạm và các qui chế, điều lệ & các văn bản pháp qui hiện hành.
  • Trong từng công việc giám sát B, ĐHDA & TVGS A luôn kết hợp với nhau để tiến hành giám sát các công việc hàng ngày, nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu hoàn thành công việc trước khi tiến hành công việc tiếp theo. Công tác nghiệm thu kỹ thuật được lập thành biên bản nghiệm thu kỹ thuật từng phần công việc hay biên bản nghiệm thu hoàn thành công tác hoàn thiện đều phải có chữ ký (hoặc đóng dấu nếu cần thiết) của các bên liên quan.
  • Đảm bảo tiến độ thi công: căn cứ vào tiến độ tổng thể, lập bảng tiến độ cho từng phần công việc để dể dàng giám sát kiểm tra. Đồng thời căn cứ vào bản tiến độ chi tiết đó để lập ra tiến độ cung cấp vật tư, nhân lực và điều hành thiết bị thi công kịp thời phục vụ cho tiến độ thi công.
  • Trong trường hợp tiến độ thi công cần gấp rút, nhà thầu phải tổ chức làm tăng ca, thêm giờ, kể cả các ngày nghỉ. Các công việc làm tăng ca hay thêm giờ phải được chuẩn bị trước với đầy đủ mọi phương tiện cũng như nhân lực thi công và sẽ báo trước nội dung với ĐHDA & TVGS A để bên ĐHDA & TVGS A có thể chủ động giám sát công việc thi công ngoài giờ.

2.2. Công tác đảm bảo tiến độ thi công

  • Việc xác lập tiến độ thi công căn cứ vào khả năng bố trí mặt bằng thi công, điều kiện thi công và việc bố trí thiết bị, nhân lực thi công.
  • Các tiến độ này phù hợp với việc bàn giao mặt bằng thi công của bên nhà thầu xây dựng.
  • Các công việc sẽ được thi công theo đúng yêu cầu của ĐHDA & TVGS A và theo thực tế một cách hợp lý.

2.2.1. Nghiệm thu – bàn giao

2.2.1.1. Nghiệm thu nội bộ:

Sau mỗi hạng mục hoặc mỗi công trình đều tổ chức các buổi nghiệm thu nội bộ của công ty (thường do bộ phận Kỹ thuật chủ trì) để đánh giá, rút kinh nghiệm và sửa chữa các khiếm khiết…

2.2.1.2. Nghiệm thu công trình:

Tổ chức các đợt nghiệm thu với ĐHDA & TVGS A, theo các văn bản, nghị định mới nhất do nhà nước ban hành tại thời điểm nghiệm thu.

Các văn bản thông thường là:

  • Biên bản nghiệm thu thiết bị mang vào công trình.
  • Các biên bản nghiệm thu lắp đặt thiết bị.
  • Các biên bản nghiêm thu chạy liên động không tải.
  • Các biên bản nghiêm thu chạy liên động có tải.
  • Các biên bản nghiệm thu bàn giao.

2.2.1.3. Công tác đóng điện thử và bàn giao thiết bị:

  • Công tác chạy thử phải được soạn thảo thành quy trình trong đó đảm bảo tuân theo một cách triệt để các quy định của nhà cung cấp.
  • Trong quy trình này phải có đầy đủ các yều cầu chuyên gia hướng dẫn (đối với các hạng mục cần thiết).
  • Các quy trình này phải được thông qua các nhà cung cấp (nếu cần thiết) và chủ đầu tư.
  • Công tác chuẩn bị cho chạy thử đúng theo quy định của nhà chế tạo, đặt các thông số làm việc cho từng thiết bị, kiểm tra hệ thống cung cấp điện, kiểm tra các thiết bị an toàn trong toàn bộ hệ thống …
  • Công tác chuẩn bị các vật tư thiết bị phụ, phục vụ cho công tác chạy thủ phải được chuẩn bị đầy đủ và đúng yêu cầu kỹ thuật.
  • Bố trí sơ đồ nhân lực cho công tác chạy thử. Trong công tác này phải đảm bảo sử dụng người có đủ năng lực vào đúng vị trí công viêc.
  • Bố trí các thiết bị thông tin cầm tay cho các vị trí cần thiết để phối hợp chạy thử toàn bộ thiết bị.
  • Bố trí hướng dẫn quy trình chạy thử cho các kĩ sư và công nhân tham gia chạy thử
  • Vận hành thử từng thiết bị riêng lẻ.
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành thử từng thiết bị riêng lẻ.
  • Chạy thử toàn bộ hệ thống lần 1,2,3… theo quy trình chạy thử ghi chép các thông số vận hành trong quá trình hệ thống vận hành ổn định.
  • Hiệu chỉnh từng thiết bị và cả hệ thống thiết bị.
  • Lập biên bản chính thức về các thông số vận hành trình bên chủ đầu tư.
  • Tiến hành bàn giao.

2.2.1.4. Bàn giao công trình:

  • Lập các hồ sơ kỹ thuật cần thiết theo tiêu chuẩn Nhà nước (hay theo yêu cầu của bên A)
  • Bản vẽ hoàn công.
  • Các biên bản kỹ thuật đã được lập (có tính chất pháp nhân).
  • Các tài liệu, catalogue về thiết bị.
  • Các văn bản hướng dẫn sử dụng hệ thống khi bàn giao cho người có trách nhiệm bảo trì của đơn vị thụ hưởng (nếu có).

Biên bản bàn giao sẽ được lập trên cơ sở từ các hồ sơ gốc mà chủ nhiệm CT đã lập được ở trên.


Các nội dung liên quan

Nội quy chung của toàn thể nhân viên bộ phận bảo vệ an ninh tòa nhà

Nội quy chung của toàn thể nhân viên bộ phận bảo vệ an ninh tòa nhà

Tòa nhà văn phòng và chung cư là một trong những mục tiêu hàng đầu của việc phá vỡ, trộm cắp, phá hoại tài sản và ngay cả những vụ tấn công.v.v... Đội ngũ bảo vệ an ninh là những nhân viên trung thành có kinh nghiệm và kiến thức tình huống để giải quyết những vấn đề giúp cho tòa nhà luôn trong trạng thái hoạt động ổn định.
Bài báo cáo thu hoạch khảo sát tòa nhà cuối khóa | Quản lý tòa nhà

Bài báo cáo thu hoạch khảo sát tòa nhà cuối khóa | Quản lý tòa nhà

Báo cáo thu hoạch khảo sát tòa nhà cuối khóa lớp học nghiệp vụ quản lý tòa nhà được giáo viên của Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị Doanh nghiệp (LeadMan) tổ chức thực tế. Bài báo cáo này sẽ được các sinh viên gửi về trường để chấm điểm và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học quản lý tòa nhà chung cư.