Thị trường


Mô hình văn phòng làm việc chung tiềm năng tại thị trường Việt Nam

Thị trường văn phòng tại các thành phố lớn của Việt Nam đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng mạnh mẽ của mô hình "văn phòng chung". Hiện nay mô hình này không chỉ đang bùng nổ ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh mà còn lan rộng đến Đà Nẵng, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu và các thành phố lớn khác vẫn đang trên đà tiếp tục phát triển.

“Mô hình văn phòng làm việc chung nhắm đến hai đối tượng khách hàng như các Công ty nhỏ và các dịch vụ tự do ảo; trong những không gian này, các cá nhân ngồi xen kẽ nhau và làm việc độc lập trong khi họ vẫn chia sẻ công việc và ý tưởng của họ với nhau giống như trong môi trường văn phòng khác bình thường. Bằng cách lựa chọn văn phòng làm việc chung trên, việc kinh doanh và lao động việc làm có thể tiết kiệm chi phí hơn như tiền thuê văn phòng bao gồm tất cả các khoản phí dịch vụ như tiền điện, nước, phí bảo vệ an ninh, vệ sinh, Internet và thiết bị văn phòng khác có liên quan”.

co-working-office

Mô hình văn phòng làm việc chung được sinh ra để thay thế các không gian văn phòng “truyền thống” không đủ linh hoạt để phù hợp với nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ. Trước đây, các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam có khi họ phải thành lập văn phòng làm việc của họ tại các căn hộ chung cư. Nhưng thực tiễn này không còn được phép nữa, và sự hạn chế đã tạo / mở ra một nhu cầu rất lớn cho không gian làm việc văn phòng chung.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, văn phòng chung là một giải pháp tiết kiệm chi phí so với việc thuê văn phòng truyền thống, bởi vì các không gian văn phòng truyền thống thường lớn hơn nhu cầu không gian của họ. Ngoài ra, các đồng nghiệp cũng thu hút với môi trường làm việc tự do vì mô hình này cho phép họ làm việc độc lập trong không gian riêng tư hoặc gặp gỡ, thảo luận và chia sẻ ý kiến với bạn bè. "Mô hình văn phòng chung đang phát triển ở Việt Nam" là do sự biến động của nền kinh tế trong thời gian qua và những thay đổi năng động theo nhu cầu loại hình công việc.

Suy thoái luôn khuyến khích phương hướng khởi đầu mới, dẫn đến sự bùng nổ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ và tạo ra một môi trường văn hóa kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp. Theo Tổng cục Thống kê, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ 97% số doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam trong 15 năm qua và sử dụng khoảng 50% lực lượng lao động. Trong bảy tháng đầu năm 2017, số doanh nghiệp thành lập đạt 72.953, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, sự sáng tạo và tính linh hoạt là hai tiêu chí đánh giá cao trong xã hội ngày nay. Mô hình văn phòng làm việc hợp tác cộng đồng thích hợp với các tiêu chí này.

Mô hình văn phòng làm việc chung tiếp tục thu hút đầu tư vào các thành phố lớn của Việt Nam, mô hình này dần dần được sự quan tâm vào các loại hình bất động sản khác tại các trung tâm thương mại và khách sạn. Nhu cầu về không gian văn phòng làm việc mới này tiếp tục gia tăng trong khi nguồn cung hạn chế. Do đó, theo văn phòng "Song Châu (SCBI)" nhận xét, trong tương lai mô hình văn phòng làm việc chung này sẽ là một mô hình phát triển tiềm năng mạnh mẽ của thị trường Việt Nam.

Song Châu (SCBI).


Các tin khác

Báo cáo thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh | Quý 4/2020

Báo cáo thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh | Quý 4/2020

Tín hiệu tích cực gần đây từ các dự án hạ tầng trọng điểm như khởi công sân bay Long Thành và việc thành lập Thành phố Thủ Đức sẽ là động lực tái khởi động cho thị trường bất động sản. Đây là thời điểm tốt để săn mặt bằng thuê chất lượng với mức giá ưu đãi.
Báo cáo thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh | Quý 1/2020

Báo cáo thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh | Quý 1/2020

Dịch Covid-19 đã tạo ra nhiều gián đoạn trong nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng đang trên đà giảm mạnh. Ngành sản xuất, phụ tùng và nguyên liệu thô thiếu hụt nguồn cung đã buộc ngừng sản xuất tạm thời kể dẫn đến ngành xuất khẩu tăng trưởng thấp.
Tồng quan nền kinh tế Việt Nam tính đến hết Quý 2/2019

Tồng quan nền kinh tế Việt Nam tính đến hết Quý 2/2019

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đang bất ổn và có xu hướng tăng trưởng chậm lại, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế ổn định với 6,76% trong nửa đầu năm 2019. Tính riêng Q2/2019, tăng trưởng GDP đạt 6,71%, thấp hơn so với tỷ lệ Q2/2018.