Thị trường


Tồng quan nền kinh tế Việt Nam tính đến hết Quý 2/2019

Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt:

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đang bất ổn và có xu hướng tăng trưởng chậm lại, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế ổn định với 6,76% trong nửa đầu năm 2019. Tính riêng Q2-2019, tăng trưởng GDP đạt 6,71%, thấp hơn so với tỷ lệ Q2-2018 nhưng vẫn cao hơn so với tăng trưởng trung bình của Q2 trong giai đoạn 2011-2017.

gdp-viet-nam-q2-2019

Doanh thu bán lẻ và lượng khách quốc tế tăng:

Trong nửa đầu năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt mức tăng trưởng đáng kể 11,50% so với năm trước. Về tổng số lượng khách du lịch quốc tế, Việt Nam vẫn là một điểm đến du lịch hấp dẫn với 8,48 triệu lượt khách trong nửa đầu năm 2019, tăng 7,50% so với cùng kỳ, theo Tổng cục Du lịch Việt Nam. Du khách đến từ châu Á vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất, trong đó Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản dẫn đầu về lượng khách quốc tế đến tham quan Việt Nam.

thuc-pham-ban-le

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức tăng trưởng mới:

Tổng vốn đầu tư nước ngoài cam kết đầu tư vào Việt Nam đạt gần 18,47 tỷ USD trong sáu tháng đầu năm, tương đương 90,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, có 1.723 dự án đăng ký mới tổng trị giá 7,41 tỷ USD, tăng 62,8% so với cùng kỳ. Vốn FDI đã giải ngân đạt 9,1 tỷ USD, tăng gần 8% so với cùng kỳ. Trong số 19 ngành được đăng ký đầu tư, chế biến và sản xuất vẫn là ngành hấp dẫn Nhất, ghi nhận 13,15 tỷ USD, tương đương 71,2% tổng nguồn vốn. Các lĩnh vực bất động sản và bán buôn, bán lẻ đứng ở vị trí Thứ Hai và Thứ Ba với lần lượt 1,32 tỷ USD và 1,05 tỷ USD. HongKong dẫn đầu trong số 95 quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong nửa đầu năm 2019, với tổng số 5,3 tỷ USD, chiếm 28,7% vốn FDI. Theo sau là Hàn Quốc với 2,73 tỷ USD và Trung Quốc với 2,2 tỷ USD.

fdi-viet-nam-q2-2019

CPI duy trì ổn định:

CPI trung bình của Việt Nam tăng xấp xỉ 2,65% trong Q2-2019 và 2,64% trong nửa đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức tăng trung bình thấp nhất của 6 tháng trong 3 năm qua và vẫn nằm trong kiểm soát của Chính phủ. Mức giá trong 6 tháng đầu năm 2019 tăng chủ yếu do:

  • Nhu cầu lương thực và thực phẩm tăng 5,4%, trong đó giá thịt lợn tăng 14,85%;
  • Giá vật liệu xây dựng tăng 1,99%;
  • Giá văn phòng phẩm cho năm học 2019-2020 tăng 2,57%;
  • Giá điện tăng 5,84%.

So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tăng ở mức ổn định. mức tăng CPI trong Hai quý còn lại của năm 2019 vẫn có thể đảm bảo đạt được mục tiêu của Quốc hội ở mức khoảng 4%.

cpi-tieu-dung

Theo Tổng cục Thống kê, những diễn biến bất thường của ngành chăn nuôi do dịch cúm lợn Châu Phi tiếp tục lan rộng, gây khó khăn lớn cho ngành. Trong sự tăng trưởng chung, ngành công nghiệp và xây dựng tăng 9,14% - tỷ lệ hàng đầu trong số các ngành. Ngành dịch vụ và Nông-Lâm-Ngư nghiệp giữ đà phát triển với mức tăng lần lượt là 6,85% và 2,19%. Mục tiêu tăng trưởng cuối năm là 6,6% - 6,9% trong năm 2019 được nhận xét là khả thi nhờ tiềm năng của ngành sản xuất và chế tạo, tuy ngành không tăng nhanh như năm 2018 nhưng vẫn duy trì mức tương đối cao.

cpi-viet-nam

Kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay:

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 245,48 tỷ USD, mức ghi nhận 6 tháng cao nhất từ trước đến nay. Mặc dù cán cân vẫn thâm hụt, Việt Nam chỉ ghi nhận mức nhập siêu 34 triệu USD trong nửa đầu năm 2019, cho thấy cán cân thương mại đang dần cân bằng. Hoa Kỳ và EU là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, lần lượt đóng góp 27,5 tỷ USD và 20,6 tỷ USD. Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm điện thoại và linh kiện, thiết bị điện tử, sản phẩm dệt may. Trong khi đó, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là các nước nhập khẩu chính của Việt Nam với tổng kim ngạch nhập khẩu lần lượt là 36,8 tỷ USD và 22,9 tỷ USD, tập trung vào các mặt hàng kim loại, hàng may mặc, máy móc, thiết bị điện tử, máy tính và điện thoại di động. Tính riêng Q2-2019, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 63,86 tỷ USD, tăng 9,3%, trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 65,31 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ.

thi-truong-kim-ngach-xuat-khau

Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng mạnh:

Trong nửa đầu năm 2019, có khoảng 67.000 doanh nghiệp mới thành lập. Vốn đăng ký trung bình của các doanh nghiệp mới thành lập đạt mức cao mới khoảng 12,8 tỷ đồng/doanh nghiệp, tăng 27,7% so với cùng kỳ. Trong 6 tháng đầu năm, có 4.000 doanh nghiệp mới đăng ký trong lĩnh vực bất động sản, tăng 22,2% so với 6 tháng đầu năm 2018 và chiếm 6% tổng số doanh nghiệp đăng ký mới. Ngoài ra, có 21.800 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể. Trong đó có 11.000 doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo chương trình chuẩn hóa dữ liệu năm 2018 để loại bỏ các doanh nghiệp đã thành lập trước đây nhưng trên thực tế không còn hoạt động. Riêng trong Q2-2019 có 38.500 doanh nghiệp mới thành lập, tăng 2,0% về số lượng công ty và 30,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.

Song Châu | SCBI.


Các tin khác

Báo cáo thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh | Quý 4/2020

Báo cáo thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh | Quý 4/2020

Tín hiệu tích cực gần đây từ các dự án hạ tầng trọng điểm như khởi công sân bay Long Thành và việc thành lập Thành phố Thủ Đức sẽ là động lực tái khởi động cho thị trường bất động sản. Đây là thời điểm tốt để săn mặt bằng thuê chất lượng với mức giá ưu đãi.
Báo cáo thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh | Quý 1/2020

Báo cáo thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh | Quý 1/2020

Dịch Covid-19 đã tạo ra nhiều gián đoạn trong nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng đang trên đà giảm mạnh. Ngành sản xuất, phụ tùng và nguyên liệu thô thiếu hụt nguồn cung đã buộc ngừng sản xuất tạm thời kể dẫn đến ngành xuất khẩu tăng trưởng thấp.
Báo cáo thị trường bất động sản Hà Nội | Quý 2/2019

Báo cáo thị trường bất động sản Hà Nội | Quý 2/2019

Thị trường nửa đầu năm 2019 cũng cho thấy sự đối lập về câu chuyện thành công và khó khăn của thị trường bán lẻ, sự đối lập nguồn cung thị trường bất động sản Việt Nam giữa Hai vùng miền cũng có sự chênh lệch rõ rệt tính đến quý 2/2019 với góc nhìn toàn cảnh.