Thị trường


Thị trường bán lẻ Việt Nam cải tiến chiến lược trong kỷ nguyên mới

bao-cao-thi-truong-ban-le-vietnam

TÓM TẮT NỘI DUNG:

Khan hiếm nguồn cung khu Trung Tâm

Mặc dù các thị trường lớn của Việt Nam như Hà Nội và TP. HCM ngày càng được nhiều thương hiệu quốc tế quan tâm, các nhà bán lẻ vẫn gặp nhiều khó khăn khi lựa chọn mặt bằng thuê phù hợp, đặc biệt là ở khu trung tâm. Đây vẫn sẽ tiếp tục là thách thức trong năm tới khi nguồn cung mới còn hạn chế tại khu vực này.

Nguồn cung tương lai dồi dào

Trong ba năm tới, nguồn cung mặt bằng bán lẻ tại các Thành phố lớn của Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ đáng kể, đặc biệt là tại TP. HCM và Hà Nội. Cụ thể, đến hết năm 2019, nguồn cung bán lẻ dự kiến sẽ tăng 25% tại TP. HCM và 21% tại Hà Nội.

Niềm tin người tiêu dùng cao và dân số trẻ

Theo Khảo sát Niềm tin người tiêu dùng toàn cầu của Nielsen, chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đạt 122 điểm trong Quý 4/2018, xếp thứ 4 trong số các quốc gia lạc quan nhất thế giới. Doanh thu bán lẻ trong nước vẫn tiếp tục tăng trưởng tích cực trong năm 2019.

doanh-thu-thi-truong-ban-le-2018-2019

Bên cạnh đó, dân số trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi chiếm gần 70% dân số Việt Nam, với thói quen tiêu dùng đặc thù đã và đang có ảnh hưởng lớn đến ngành bán lẻ.

Song Châu | SCBI.


Các tin khác

Báo cáo thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh | Quý 4/2020

Báo cáo thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh | Quý 4/2020

Tín hiệu tích cực gần đây từ các dự án hạ tầng trọng điểm như khởi công sân bay Long Thành và việc thành lập Thành phố Thủ Đức sẽ là động lực tái khởi động cho thị trường bất động sản. Đây là thời điểm tốt để săn mặt bằng thuê chất lượng với mức giá ưu đãi.
Báo cáo thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh | Quý 1/2020

Báo cáo thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh | Quý 1/2020

Dịch Covid-19 đã tạo ra nhiều gián đoạn trong nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng đang trên đà giảm mạnh. Ngành sản xuất, phụ tùng và nguyên liệu thô thiếu hụt nguồn cung đã buộc ngừng sản xuất tạm thời kể dẫn đến ngành xuất khẩu tăng trưởng thấp.
Tồng quan nền kinh tế Việt Nam tính đến hết Quý 2/2019

Tồng quan nền kinh tế Việt Nam tính đến hết Quý 2/2019

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đang bất ổn và có xu hướng tăng trưởng chậm lại, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế ổn định với 6,76% trong nửa đầu năm 2019. Tính riêng Q2/2019, tăng trưởng GDP đạt 6,71%, thấp hơn so với tỷ lệ Q2/2018.