Việt Nam tiếp tục là TOP điểm đến cho các nhà đầu tư nước ngoài năm 2018
Việt Nam ngày càng có nhiều nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào thị trường bất động sản, đặc biệt là từ những nguồn vốn từ các nước khu vực “Châu Á - Thái Bình Dương”. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trực tiếp vào thị trường bất động sản trong Việt Nam năm 2017 xếp thứ 5 trong các ngành nghề. "Thị trường Việt Nam nhìn chung và thị trường bất động sản nói riêng sẽ vẫn tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư từ những thị trường này đồng thời muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ tại các thị trường mới nổi như Việt Nam. Theo các chuyên gia đầu tư nước ngoài nghiên cứu, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh thuộc hàng cao nhất khu vực trong nhiều năm gần đây, với những yếu tố kinh tế vĩ mô đã được cải thiện".
Ngoài những yếu tố trên, thị trường nội địa với quy mô dân số đáng kể so với các quốc gia khác, dân số trẻ và năng động, tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng, đô thị hóa phát triển với tốc độ nhanh chóng sẽ là động lực lớn cho nhu cầu không chỉ đối với thị trường nhà ở, mà cả thị trường bán lẻ, "cao ốc văn phòng" v.v…
"Năm 2018, Việt Nam tiếp tục thu hút mạnh các nhà đầu tư mặc những rủi ro vốn có và các loại hình bảo hiểm rủi ro vẫn đang phát triển phức tạp. Trong lúc cả lợi suất đầu tư và nền tảng kinh tế đều tiếp tục củng cố sự tăng trưởng cho đầu tư bất động sản, dự án đầu tư bị hạn chế cho thấy rằng sự thu hút của thị trường Việt Nam nhằm vào mục tiêu dài hạn hơn là lợi nhuận trong ngắn hạn. Về lý thuyết, mức chênh lệch tỷ suất đầu tư tại Việt Nam hiện tại rất hấp dẫn nhà đầu tư và còn hấp dẫn hơn nếu kể đến triển vọng tăng trưởng kinh tế dài hạn. Theo Oxford Economics dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2018 ở mức 6,65% cao hơn so với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN. Môi trường chính trị ổn định tại Việt Nam cùng triển vọng tăng trưởng kinh tế khả quan tạo nên nền tảng vững chắc cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo thị trường Bất động sản. Tuy nhiên, doanh thu đầu tư bất động sản trung bình từ 2012 – 2016 chỉ đạt 760 triệu USD mỗi năm chủ yếu do hạn chế về tài sản đầu tư".
Trong thời kỳ trước, Việt Nam chứng kiến các chu kỳ điều tiết thị trường nhà đất một cách mạnh mẽ thì tại thời điểm hiện tại, nền tảng kinh tế đang hỗ trợ mạnh mẽ cho một chu kỳ mới phát triển bền vững. Sự đẩy mạnh tự do hóa kinh tế cùng với gỡ bỏ các hạn chế trong nắm giữ cổ phần của với người nước ngoài đối với các Doanh nghiệp Nhà nước cũng là lợi thế với đầu tư tài sản thương mại. "Trong năm 2018 và mười năm tới, các nhà đầu tư nước ngoài có thể có nhiều cơ hội hơn để bổ sung vào dạnh mục của mình các tài sản thương mại ở vị trí đắc địa tại Việt Nam".
Song Châu (SCBI).